Tạo động lực làm việc cho nhân viên


Tìm Hiểu Thêm

Lý thuyết “X” của Sigmund Freud, nhà phân tâm học người Áo nổi tiếng, giả định rằng: “Con người là lười biếng, ghét lao động và bởi vậy luôn tìm cách lẩn tránh làm việc”. Cho nên, “con người cần: bị thưởng, bị ép buộc, bị cảnh cáo và bị phạt”. Đây chính là triết lý “cây gậy và củ cà rốt” trong quản lý.

Theo lý thuyết này, có thể nhà quản lý phải liên tục quản thúc chặt chẽ nhân viên của mình trong bầu không khí ngột ngạt mà cả hai – người quản lý và người bị quản lý – không có bất kỳ cơ hội nào cho sự thành công hay sáng tạo…

Điều đó dẫn tới 2 kết quả. Thứ nhất, nhân viên không thể hoàn thành công việc hoặc hoàn thành nhưng chất lượng công việc không cao dẫn tới kết quả kinh doanh của công ty ngày càng đi xuống. Thứ hai, nhân viên không chịu được sự áp bức, quản lý của cấp trên nên nghỉ việc dẫn đến công việc bị dồn đống, không có ai đảm nhận, công ty lại mất thêm chi phí – thời gian để tuyển dụng, đào tạo người mới. Như vậy, liên tục quản thúc chặt chẽ không phải là một phương pháp quản lý và động viên nhân viên khoa học và hiệu quả.

Theo giảng viên Phan Văn Sơn, muốn hiệu quả công việc cao và giữ chân được những nhân tài cho công ty thì người quản lý phải biết cách tạo lửa cho nhân viên của mình.

Chẳng hạn, người quản lý phải làm sao xây dựng quy trình công việc rõ ràng, bố trí công việc cùng với những hướng dẫn cụ thể về cách thức và quy trình thực hiện, cố gắng hết sức trong việc cải thiện lương bổng, chính sách phúc lợi, điều kiện làm việc…

Những phương pháp động viên nhân viên cụ thể cùng với lời khuyên thực tiễn, đi từ kinh nghiệm nhiều năm quản lý của giảng viên Phan Văn Sơn sẽ được giới thiệu tới bạn trong khóa học “tạo động lực làm việc cho nhân viên” trên Kyna.vn.

Khóa học này dành cho cho người đã đi làm, bao gồm:

  • Các cấp quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp.
  • Đội ngũ quản lý cấp thấp và cấp trung trong các phòng ban của công ty.
  • Những người đang làm việc trong các doanh nghiệp muốn được hoàn thiện bản thân.

Sau khi tham dự chương trình, học viên có thể:

  • Hiểu rõ khởi nguồn của sự đam mê và động lực để làm việc của nhân viên.
  • Thấu hiểu nội dung của các học thuyết tâm lý về nhu cầu của con người.
  • Hiểu và biết cách vận dụng các phương pháp xây dựng mối quan hệ đối tác với nhân viên và tạo động lực cho họ hiệu quả trong môi trường tiên tiến.
  • Khám phá các tiềm năng thế mạnh của từng nhân viên để giao việc hiệu quả và tạo cơ hội phát triển, thăng tiến cho họ.
  • Học hỏi và vận dụng những kinh nghiệm thực tế về những vấn đề liên quan tới thúc đẩy sự phát triển của nhân viên.

Chi tiết khóa học

  • CHƯƠNG I: ĐỊNH NGHĨA VÀ QUY TRÌNH TẠO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN

    •  Bài 1. Tầm quan trọng của việc tạo động lực làm việc cho nhân viên
    • Bài 2. Vai trò của người quản lý trong tạo động lực cho nhân viên
    • Bài 3. Quy trình tạo động lực cho nhân viên
    • Trắc nghiệm chương I
  • CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ BIỂU HIỆN CỦA NHÂN VIÊN

    • Bài 4. Đánh giá biểu hiện của nhân viên
    • Bài 5. Các triệu chứng mất động lực làm việc ở nhân viên
    • Trắc nghiệm chương II
  • CHƯƠNG III: NHẬN BIẾT NHU CẦU VÀ ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

    • Bài 6. Thang nhu cầu của Maslow
    • Bài 7. Thuyết ERG của Alderfer
    • Bài 8. Thuyết nhu cầu của McClelland
    • Bài 9. Thuyết hai nhân tố của Herzberg
    • Trắc nghiệm chương III
  • CHƯƠNG IV: PHƯƠNG THỨC THỎA MÃN NHU CẦU

    • Bài 10. Sự củng cố và sự trừng phạt
    • Bài 11. Đặt mục tiêu cho nhân viên và áp dụng tiêu chí SMART
    • Bài 12. Sự kỳ vọng và mối liên hệ giữa nỗ lực, kết quả và phần thưởng
    • Bài 13. Sự công bằng trong công việc
    • Trắc nghiệm chương IV
  • CHƯƠNG V: CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

    • Bài 14. Khen thưởng
    • Bài 15. 10 yếu tố đổi mới môi trường làm việc
    • Bài 16. Ủy thác công việc
    • Bài 17. Luân phiên công việc
    • Trắc nghiệm chương V
    • Tiểu luận khóa học
    • Đánh giá, góp ý khóa học
    • Khóa học liên quan

Đăng Ký Học Ngay

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.